Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?

Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào? 1

 Có một lúc nào đó bạn tò mò xem các trang tìm kiếm thông tin như Google hoạt động như thế nào không? Tại sao lại có thứ tự các trang xuất hiện trước, xuất hiện sau và chúng sử dụng thuật toán như thế nào? Vì thế, bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn giải đáp một cách cụ thể và chi tiết nhất về câu hỏi công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào.

Tại sao cần phải tìm hiểu về việc hoạt động của các công cụ tìm kiếm?

Bạn có biết rằng chỉ tính riêng Google thôi mỗi năm chúng xử lý hơn 2,5 nghìn tỷ lượt tìm kiếm? Bạn sẽ nghĩ rằng: “Wow, quả là một con số rất lớn”. Điều này cũng cho thấy rằng việc sử dụng các công cụ tìm kiếm đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng áp dụng trong công việc, học tập, mua sắm, nghiên cứu thông tin, giải trí,….

Các công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?

Các công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?

Nếu bạn là người bình thường, chỉ sử dụng các công cụ tìm kiếm cho mục đích cá nhân thì không cần quá chú tâm. Nhưng nếu bạn đang là nhà phát triển, nhà thiết kế, chủ doanh nghiệp, làm nghề tiếp thị hay đang cần xây dựng một website/blog riêng thì việc hiểu biết các công cụ tìm kiếm làm việc như thế nào là một trong những công việc “tất – lẽ – dĩ – ngẫu – bắt buộc”.

Tại sao thế? Vì chỉ khi hiểu được thuật toán của Google, bạn mới có thể tạo ra được một website mà đủ điều kiện để được Google “ưu ái”. Chỉ khi nào bạn biết cách Bling hoạt động, bạn mới biết làm sao để blog của mình có thể giúp Bling dễ nhận diện và dễ hiểu được,…Muốn “quan hệ tốt” với các công cụ tìm kiếm, bạn phải hiểu chúng đã.

Mục tiêu của các công cụ tìm kiếm 

Trước khi đi vào nghiên cứu công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào, bạn cần phải hiểu rõ được mục tiêu của chúng đã. Điều đầu tiên bạn cần biết chính là công cụ thường sẽ ưu tiên cung cấp những kết quả tốt nhất, gần với từ khoá của người tìm kiếm nhất.

Khi nói về những kết quả tự nhiên, công cụ tìm kiếm không quan tâm đến website, chúng chỉ phục vụ cho khách hàng tìm kiếm của mình. Việc cung cấp những thông tin đầy đủ và hữu ích cho người dùng sẽ giữ họ quay lại và sử dụng các kênh tìm kiếm như một thói quen và được duy trì bởi sự hài lòng.

Mục tiêu của các công cụ tìm kiếm 

Mục tiêu của các công cụ tìm kiếm 

Cũng chính vì mục tiêu này, các kênh tìm kiếm mới “đẻ” ra được một mục tiêu thứ cấp để tạo lợi nhuận cho công ty, đó gọi là: kiếm tiền bằng quảng cáo. Các doanh nghiệp sẽ phải trả tiền để quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm dựa trên số lượng người sử dụng kênh công cụ đó. Kênh càng duy trì được nhiều người sử dụng thì số lượng (và cả số tiền, tất nhiên) các doanh nghiệp “đổ vào” sẽ càng lớn.

Bởi vậy mà mối quan tâm chính của các công cụ này chính là làm sao để đảm bảo thông tin cung cấp hữu ích cho người dùng nhất.

Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào? 

Về cơ bản, các công cụ tìm kiếm sẽ phải xây dựng hoạt động của mình theo 3 bước cơ bản:

Bước 1: Trình thu thập thông tin 

Có một số chương trình máy tính trong các công cụ tìm kiếm được gọi là trình thu thập dữ liệu web (hay còn được biết đến với cái tên Crawling). Nhiệm vụ của chúng là tìm kiếm những thông tin được công khai trên Internet. Để đơn giản hoá quá trình hơn thì những “con nhện” của công cụ tìm kiếm – Spiders sẽ quét Internet và tìm các máy chủ lưu trữ trang web. Sau đó chúng tạo ra một danh sách những máy chủ web để thu thập dữ liệu trước khi bắt đầu phân tích.

Những “con nhện” - Spiders của công cụ tìm kiếm 

Những “con nhện” – Spiders của công cụ tìm kiếm 

Bằng những kỹ thuật khác nhau, “các con nhện” này có thể ghi lại số lượng trang, theo dõi bất kỳ liên kết trong và ngoài nào của website để khám phá được nhiều trang khác có chung nội dung.

Có một số việc cần làm để đảm bảo rằng trình thu thập thông tin có thể khám phá ra và tiến vào được các website một cách nhanh chóng và không gặp vấn đề gì:

– Sử dụng Robots.txt để xác định những trang nào trong webiste đang đặt lệnh cấm truy cập (trang quản trị viên, trang phụ trợ, trang không được công khai,…)

– Một số trang tìm kiếm lớn như Google hay Bling đều có công cụ để tự các website cung cấp thông tin cần thiết cho họ

– Sử dụng sơ đồ trang xml để liệt kê tất cả các trang quan trọng của trang web để trình thu thập thông tin có thể biết trang nào theo dõi những thay đổi và trang nào cần bỏ qua

Bước 2: Chỉ mục công cụ tìm kiếm 

Các công cụ tìm kiếm luôn phải có một bản ghi toàn bộ những website trực tuyến, cộng thêm một số hiểu biết về trang web để giúp cho chúng xác định được đúng website cho mọi truy vấn – gọi là chỉ mục tìm kiếm.

Chỉ mục này nhằm mục đích xác định và tổ chức mọi web theo cách cho phép thu hút các kết nối giữa các từ khoá mọi người tìm kiếm và nội dung mỗi trang web. Đây là một công việc tương đối khó khăn và phức tạp. Người tìm kiếm có thể khoanh vùng được cụ thể nội dung họ muốn tìm, thế nhưng các website lại bao hàm nhiều nội dung khác nhau, việc tìm kiếm vì vậy mà phức tạp lên.

Bước 3: Thuật toán của các công cụ tìm kiếm

Bước thứ 3 chính là để các công cụ tìm kiếm quyết định trang nào sẽ hiển thị trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm, và việc sắp xếp chúng như thế nào, cái nào trước, cái nào sau khi một người dùng gõ từ khoá tìm kiếm.

Thuật toán của các công cụ tìm kiếm

Thuật toán của các công cụ tìm kiếm 

Đơn giản mà nói thì đây là những phần của phần mềm, sử dụng những quy tắc phân tích nhất định để xem người dùng đang cần giá trị nào nhất để trả lại. Những quy tắc này đã được phân tích dựa trên thông tin có sẵn trong chỉ mục của họ.

Vậy các bạn sẽ tự hỏi thuật toán này hoạt động như thế nào? 

Về cơ bản, chúng cực kỳ phức tạp. Chẳng hạn như Google tính đến thời điểm này đã đưa ra hơn 255 quy tắc trước khi đẩy một website lên thứ hạng, và những người ngoại đạo đều không thể nắm được hết những quy tắc này là gì. Nhưng ta có thể tóm lược chúng bằng một số bước chính sau đây:

Phân tích truy vấn người dùng: 

Việc phân tích giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được loại thông tin nào mà khách hàng của họ đang tìm kiếm.

Ví dụ như bạn cần tìm kiếm: “Cách rán gà như thế nào” thì công cụ tìm kiếm sẽ chia nhỏ các từ ra và xác định nội dung bạn cần là về “rán gà” và “cách”. Sau đó chính sẽ trả lại cho bạn chính xác những website hướng dẫn rán gà.

Từ ngữ Việt Nam khá đa dạng và có nhiều từ đồng nghĩa, vì lẽ đó mà các công cụ tìm kiếm cũng phải bao quát cả các ngôn từ đó để trả về cho bạn những nội dung đa dạng nhất. Chẳng hạn như: “làm cách nào – làm thế nào – làm như nào” hay “đau dạ dày – đau bao tử – bệnh dạ dày”.

Bản thân các công cụ tìm kiếm cũng có chức năng tự động sửa lỗi chính tả để trả về kết quả đúng nhất.

Tìm trang phù hợp:

Bước tiếp theo chính là xem xét chỉ mục của họ và đưa ra những trang có thể cung cấp câu trả lời tốt nhất cho một từ khoá được tìm kiếm. Các công cụ sẽ phải phân tích và cân đối sao cho thông tin trả về là hữu ích nhất với người dùng, đồng thời giúp cho các chủ website giữ được vị trí của mình.

Đây cũng là bước mà kỹ thuật SEO tốt có thể giúp quyết định hoạt động của thuật toán. Một số yếu tố quan trọng mà bạn đừng nên bỏ qua như:

– Mức độ liên quan đếnn tiêu đề và nội dung

– Loại nội dung

– Chất lượng của nội dung

– Chất lượng của website

– Ngày xuất bản

– Mức độ phổ biến của một trang

– Ngôn ngữ của trang

– Tốc độ trang web

– Loại thiết bị

– Vị trí

Theo các nghiên cứu, thông thường người tìm kiếm sẽ lựa chọn khoảng 5 website đầu tiên được trả về trên công cụ tìm kiếm. Vì thế việc giữ website của mình trong TOP 5 gần như là một “cuộc chiến sinh tồn” của các doanh nghiệp/ chủ website.

Đây là bước mà các kỹ thuật SEO phát huy tác dụng 

Đây là bước mà các kỹ thuật SEO phát huy tác dụng 

Một số yếu tố xếp hạng của các công cụ tìm kiếm 

Sau khi hiểu các công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào, dưới đây bài viết sẽ tiếp tục bật mí tới các bạn về một số những yếu tố chính quyết định đến thứ hạng xuất hiện của một website khi kết quả trả về.

Link 

Đây có thể coi là yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt là các link ngoài (liên kết từ trang này đến trang khác). Khi các website liên kết với nhau, tức là nguồn thông tin đó có giá trị và hữu ích với người đọc. Nếu lượng link liên kết của một website tới các web khác càng nhiều thì tức là website đó có thẩm quyền cao, sẽ được ưu ái đứng ở thứ tự cao khi trả kết quả tìm kiếm về.

Keyword

Như đã nói ở trên, các công cụ tìm kiếm luôn cố gắng trả về kết quả gần sát nhất với từ khoá người dùng đang tìm kiếm, vì thế nên phần chia sẻ từ khoá trong nội dung của các trang đặc biệt cần thiết. Bạn càng sử dụng nhiều từ khoá liên quan thì nội dung của bạn càng dễ được các công cụ tìm kiếm phát hiện ra.

Khả năng sử dụng trên thiết bị di động 

Việc tìm kiếm trên điện thoại di động hiện nay là một trong những thói quen chiếm tới 80% hành vi người dùng. Vì thế các công cụ tìm kiếm cũng rất nhanh nhạy trong vấn đề này. Cho dù website hay bài viết của bạn có mượt mà trên máy tinh đến đâu, nếu bạn không chú trọng vào trải nghiệm trên di động thì website của bạn vẫn sẽ bị đẩy lùi về sau.

Khả năng sử dụng trên thiết bị di động 

Khả năng sử dụng trên thiết bị di động 

Tốc độ tải trang 

Khách hàng luôn thiếu kiên nhẫn, vì thế việc của các kênh tìm kiếm là phải chọn lọc những webiste có tốc độ tải trang tốt nhất để phục vụ việc tìm kiếm của khách hàng mình.

Độ tuổi của Website 

Các trang web lâu đời thường được xem là đáng tin cậy hơn và có nhiều thẩm quyền cũng như giá trị hơn so với những “đàn em” mới thành lập.

Dữ liệu hành vi 

Các công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào để xếp hạng website? Họ sẽ theo dõi những gì khách hàng của mình làm sau khi truy cập trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Nếu một người chọn website của bạn ngay đầu tiên, sau đó dừng việc xem các website khác với từ khoá tương tự, hoặc thậm chí là xem thêm các bài khác, các thông tin khác trên website của bạn tức là trang web của bạn có giá trị với công cụ tìm kiếm.

Trên đây là những giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất cho câu hỏi công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào. Nắm bắt được các hoạt động của công cụ tìm kiếm, các bạn sẽ biết được làm sao để giúp webiste/blog của mình tăng thứ hạng và giữ ở TOP đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud

Gọi Ngay

SMS

Facebook

Zalo

Csss